5 cách phát triển trí não cho trẻ

Bản thân mỗi người cha, người mẹ đều mong muốn con mình lớn lên thông minh toàn diện. Và nếu ngay từ lúc bé sơ sinh, ba mẹ biết cách kích thích trí não thì việc phát triển của bé khi lớn lên sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Mời ba mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu trước khi sinh

bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu

Theo nghiên cứu, trong giai đoạn mang thai, não của bé có thể phát triển thêm 100 tỉ tế bào. Vì vậy giữa quãng thời gian từ tuần thứ sáu cho tới tháng thứ năm. các mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều dưỡng chất tốt như dha, omega 3 để quá trình bổ sung cho bé được đầy đủ và tốt hơn.

Xây dựng cảm xúc cho bé

Ba mẹ nên dạy bé cách cảm nhận điều gì đó và cho bé biết những gì mà bạn đang cảm nhận. Đây là cách được nhiều ba mẹ áp dụng khi muốn phát triển trí não cho trẻ sơ sinh.

Ví dụ, nếu bé cười , ba mẹ nên hãy mỉm cười lại hoặc gật đầu, trò chuyện với bé. Điều này sẽ giúp bé hiểu cách liên hệ với những người khác. Bên cạnh khi con cần điều gì, bạn nên đáp ứng, bình tĩnh và tỏ lòng yêu thương để giúp bé cảm thấy an toàn.

Dành nhiều thời gian cho con

dành thời gian cho con giúp con thông minh

Ba mẹ nên dành thời gian quan sát con thật kĩ. Điều này sẽ giúp ba mẹ nhanh chóng điều chỉnh được hành vi của bé nếu bạn thấy con đang đi sai hướng. Bên cạnh con thật nhiều để bé có thể cảm nhận được tình cảm hơn.

Đọc truyện tranh, sách cho bé

Một số chuyên gia chỉ ra rằng đọc sách giúp con tư duy ngôn ngữ, trao dồi từ vựng, nâng cao khả năng văn học và tăng khả năng hiểu vấn đề từ đó bé dễ dàng bày tỏ cảm xúc của mình cho cha mẹ. Bên cạnh đó, đọc sách cũng là hoạt động giúp gia đình gắn kết với nhau hơn.

Không dừng ở đó qua những câu chuyện, bé còn có thể học được những yếu tố căn bản như đọc bảng chữ cái, cách đếm số, cách làm phép tính và những bài học sau truyện.

Phát triển trí não cho trẻ qua các trò chơi đóng vai

Bé ở độ tuổi mầm non thường có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Trí tưởng tượng của bé sẽ được bắt đầu hoàn thiện dần ở lứa tuổi 3 đến 5 tuổi. Vì vậy ba mẹ có thể hướng dẫn, khuyến khích bé đóng vai nhân vật cao bồi, siêu nhân, công an, cô giáo, …

Những trò chơi mang tính tưởng tượng giúp bé có kinh nghiệm diễn xuất. Ví dụ khi gia đình cùng nhau chơi trò chơi bác sĩ khám bệnh. Bé đóng vai bác sĩ khám bệnh còn người ba đóng vai bệnh nhân bị đau dạ dày. Bé sẽ cho bố những lời khuyên về cách ăn uống, làm sao để sống khỏe mạnh mà bé học được. Đây là cách giúp con ôn tập lại những kiến thức. Bên cạnh đó, bé sẽ biết được cách chăm sóc và quan tâm người thân mỗi khi có người nhà bị ốm.

Chơi trò đố vui

Nhờ bản chất trò chơi phải đi tìm câu trả lời nên bé sẽ phải tự mình suy nghĩ để tìm ra đáp án, sự kiên trì và tính nhạy bén sẽ dần hình thành trong bé. Việc phải nhớ kĩ những luật lệ của trò chơi cũng giúp não bộ của bé hoạt động, giúp cải thiện khả năng ghi nhớ cho bé.

Các trò chơi đố vui phổ biến: xếp tranh ghép, các câu đố dân gian, xếp hình,..

Dạy bé một ngôn ngữ khác

Theo khoa học chứng minh, khi bé còn nhỏ tuổi việc học môn ngôn ngữ khác sẽ dễ dàng hơn khi bé trưởng thành. Học ngôn ngữ thứ 2 giúp bé kích thích vùng bán cầu não trái từ đó bé sẽ tư duy sắp xếp cách nói chuyện có tính mạch lạc, rõ ràng hơn

Cho bé xem chương trình tivi bổ ích

cho bé xem tivi bổ ích giúp bé thông minh

Nếu ba mẹ biết chọn lọc thì những trò chơi điện tử và video và chương trình giáo dục trên tivi vô cùng có giá trị cho bé mầm non. Mỗi chương trình thiếu nhi đều đem lại một bài học, một thông tin hữu ích giúp bé biết nhiều hơn về thế giới xung quanh.

Tuy nhiên khi cho bé coi tivi, ba mẹ nên giám sát kĩ không để con ngồi quá gần tivi hoặc cho con coi quá lâu. Thời gian coi phù hợp là 1-2 tiếng mỗi ngày

Trên đây là 8 cách phát triển trí não cho bé. Ba mẹ nên lưu ý không nên ép buộc con với bất kì cách nào. Bạn nên để con tự do chọn những hoạt động yêu thích, đem lại sự hứng thú. Bạn nên sát cạnh đi cùng con, nâng đỡ khi con té, không nên kèm cặp bắt bé phải theo học. Có như vậy tinh thần bé mới thoải mái, trí não dần phát triển theo hướng tích cực, thông minh toàn diện hơn.